30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Trong những năm gần đây, người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hoá và đặc biệt thường gặp ở độ tuổi 30. Đáng chú ý hơn, bệnh tiểu đường không chỉ có nguy cơ cao từ nhóm đối tượng có gen di truyền mà có thể xảy đến với bất cứ ai, xuất phát từ lối sống hiện đại.
Bệnh tiểu đường là gì
Theo y học, bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Khi mắc chứng tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất ra hormone insulin, một trong những hormon ức chế quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose đi vào máu.
Xu hướng trẻ hoá bệnh tiểu đường
Theo báo cáo tại hội nghị của Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam lấy số liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2021 ước tính trên thế giới có 537 triệu người trong độ tuổi từ 20 – 79 tuổi mắc đái tháo đường và có hơn 6.7 triệu người trong độ tuổi này có nguy cơ tử vong cao do các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.
Ở Việt Nam, theo nhiều kết quả điều tra về các yếu tố tăng nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do bộ Y tế thực hiện vào năm 2015, nhóm tuổi từ 18 – 69, tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1% , tiền đái tháo đường là 3,6%.
Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán là 69,9%. Một điều đáng báo động ở đây là bệnh nhân ngày càng có xu hướng trẻ hoá.
30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Nếu như trước đây, bệnh tiểu đường thường được phát hiện ở độ tuổi trung và cao niên (hơn 40 tuổi) thì hiện nay đang có xu hướng trẻ hoá người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở lứa tuổi 30.
Những nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường:
- Nhóm đối tượng có người thân từng mắc bệnh đái tháo đường như cha mẹ,anh chị em ruột sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Những người ít vận động, thừa cân, béo phì hoặc mắc một số bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp hoặc có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
- Những người thường xuyên uống rượu bia và lười vận động.
- Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa năng.
Những yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ hoá bệnh tiểu đường là do thói quen ăn đồ ăn nhanh, lười vận động và ô nhiễm môi trường khiến giới trẻ tích tụ nhiều mỡ tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì.
Ngoài ra, xã hội hiện đại, với áp lực lớn từ công việc cũng như thói quen sinh hoạt,thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, bỏ bữa vì game gây nên tình trạng đề kháng insulin và rối loạn chuyển hóa dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.
Tác hại của bệnh tiểu đường đối với độ tuổi 30
Tác hại của bệnh tiểu đường với sức khỏe
- Tác hại của bệnh tiểu đường đối với tim mạch: Người bị tiểu diabetes có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần so với người không mắc bệnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu diabetes gây ra một số thay đổi trong cơ thể như: tổn thương các mạch máu, bao gồm cả mạch máu cung cấp máu cho tim, nguy cơ đông máu cao…tăng nguy cơ với bệnh lý tim mạch.
- Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ gây đột quỵ: Hàm lượng đường dư thừa trong máu sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ chất béo trong động mạch, đồng thời hình thành nên các mảng xơ vữa dẫn đến hình thành cục máu đông hoặc tắc nghẽn động mạch gây nên đột quỵ.
- Bệnh tiểu đường gây nên một số biến chứng về mắt: Khi đường huyết trong máu cao, các mạch máu nhỏ ở mắt bị tổn thương dẫn đến các bệnh về võng mạc gây nên hiện tượng mờ mắt, mất thị lực, thậm chí là mù loà. Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến thuỷ tinh thể của mắt bị sưng to gây nên tình trạng mờ mắt.
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hoạt động của thận: Đường huyết tăng cao khiến các lỗ lọc ở cầu thận to ra, ống thận cũng vì thế mà tổn thương khiến protein bị lọt ra ngoài nước tiểu. Tình trạng này được gọi là protein niệu.
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Cụ thể, các mao mạch bị suy yếu, quá trình cung cấp oxy cùng các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị cản trở gây nên những tổn thương nặng nề cho hệ thần kinh.
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến làn da: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh và hệ tuần hoàn từ đó dẫn đến khô da kéo theo đó là quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công gây mất cảm giác ở chân.
Những tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể
Tác hại của bệnh tiểu đường đối với cuộc sống, cơ hội việc làm và gia đình.
Bên cạnh những tác hại liên quan đến sức khoẻ thì bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống, cơ hội việc làm và gia đình.
Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với đời sống con người:
- Tác hại của bệnh tiểu đường đối với cuộc sống: Bệnh tiểu đường thường có cảm giác mệt mỏi, nhìn mờ, khi mắc tổn thương thì lâu lành và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ gây khó khăn trong các hoạt động sống của con người.
- Tác hại của bệnh tiểu đường đến gia đình: Sức khỏe suy giảm cùng với việc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các biến chứng bệnh sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc dọn dẹp nhà cửa, thậm chí là cần người khác chăm sóc.
Qua đó ảnh hưởng đến kinh tế, nhịp sinh hoạt. Đặc biệt, bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
Tác hại của bệnh tiểu đường đối với cuộc sống con người
Biện pháp kiểm soát và phòng tránh mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 30
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên tầm soát về gen di truyền, khám sức khỏe định kỳ và xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tầm soát về gen di truyền
Theo các chuyên gia cho biết, việc tầm soát về gen di truyền này được thực hiện dựa trên công nghệ phân tích gen hiện đại, băng thông rộng và đánh giá sự tương tác của các biến đổi di chuyển trên các gen liên quan.
Việc phân tích và đánh giá các biến đổi di truyền này được đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu lớn nhất của người Châu Á, từ đó đưa ra được kết quá chính xác nhất.
Việc tầm soát về gen di truyền nên được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:
- Phát hiện mắc bệnh ung thư mắc thành viên khác trong gia đình mắc bệnh ung thư do nguyên nhân từ đột biến gen di truyền.
- Kết quả xét nghiệm nhận thấy sự bất thường trong gen di truyền.
- Nên xét nghiệm gen di truyền ung thư để chẩn đoán hoặc theo dõi một số bệnh lý khác.
Để tầm soát gen di truyền, bạn có thể đến các trung tâm y tế uy tín thực hiện liệu pháp này. Hiện nay chi phí xét nghiệm gen giao động từ vài triệu đến vài chục triệu tuỳ thuộc vào từng dịch vụ giải mã gen.
Tầm soát di truyền về gen
Khám sức khỏe định kỳ.
Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường và một số bệnh khác như xơ an, ung thư, huyết áp, suy thận,.. Từ đó đưa ra được liệu pháp điều trị kịp thời.
Những biến chứng của bệnh tiểu đường, nếu được phát hiện sớm và điều trị sẽ làm chậm tiến triển nguy hiểm của bệnh, đồng thời hạn chế được tối đa mức độ nguy hiểm của bệnh.
Kiểm soát chỉ số đường huyết
Trước khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sẽ có một khoảng thời gian đường huyết duy trì ở mức cao nhưng chưa đạt đến giới hạn chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Để kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh nên trang bị máy đo chỉ số đường thuyết để kiểm soát độ ăn uống và sinh hoạt một cách chính xác.
Ngay từ giai đoạn này, nếu biết cách sử dụng liệu pháp phòng và giảm nhẹ bệnh lý sẽ ngăn ngừa mắc tình trạng mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây nhà liệu pháp phòng và giảm nhẹ bệnh lý tiểu đường:
- Giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn: Cơm có thành phần chính là tinh bột, khi ăn cơm, tuyết nước bọt sẽ tiết ra enzym amilaza phân giải tinh bột thành glucose, glucose được hấp thụ qua ruột non vào máu để chuyển hóa thành năng lượng.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn không quá 100 gam tinh bột trong một ngày. Điều này có nghĩa là người bệnh chỉ nên ăn 3 – 4 bữa ăn trên ngày nhưng tổng lượng tinh bột nạp vào cơ thể không được quá 100 gam trên ngày.
- Phòng ngừa mắc bệnh tiểu đường bằng thực phẩm giàu chất xơ: Việc ăn nhiều chất xơ sẽ có lợi cho sức khỏe đường ruột bởi chúng có tác dụng làm chậm hấp thu tinh bột từ đường tiêu hoá vào máu và kiểm soát cân nặng hợp lý. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 25 – 30 gam chất xơ trong ngày. Nguồn chất xơ tốt cho sức khoẻ có thể tìm thấy trong rau cải, hoa quả, ngũ cốc, hạt và một số loại thực phẩm khác.
- Phòng tránh bệnh tiểu đường bằng việc giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn: Chất phụ gia có trong thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến các tế bào tuyến tụy bị hỏng, từ đó không thể sản xuất hormone insulin dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Bên cạnh đó, viện hoạt động thể chất và dinh dưỡng thuộc đại học Deakin Australia chỉ ra rằng, các loại thịt chế biến sẵn chứa chất phụ gia thực phẩm cụ thể là nitri. Chất này chiếm đến 76% trong hỗn hợp chất phụ gia thực phẩm mà nitrit lại là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa làm lượng đường cao: Người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại glucose phức hợp dưới dạng rau củ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau củ. Nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt.
- Phối hợp đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn: Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp tỷ lệ cân đối giữa thực phẩm giàu chất đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, nên sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật để tỷ lệ mỡ được cân bằng.
- Nên ăn nhiều rau củ quả và cung cấp đủ nước cho cơ thể: Người bệnh tiểu đường nên sử dụng khoảng 400 – 600g/người/ ngày rau củ quả.
Cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường
Kết Luận
Trên đây là những chia sẻ của N2 Clinic xung quanh vấn đề bệnh tiểu đường ở độ tuổi 30. Hi vọng qua bài viết này các bạn cũng đã hiểu được: 30 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh còn cần thường xuyên kiểm tra đường huyết trong máu. Có như vậy mới ngăn ngừa tình trạng mắc bệnh tiểu đường.